Phòng và chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp, bấm huyệt

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý ngày càng phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí, giúp giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường chức năng vận động của cổ.

I. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ thoái hóa càng cao.
  • Tư thế: Ngồi lâu trước máy tính, cúi đầu xem điện thoại, đọc sách…
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, va đập mạnh vào cổ…
  • Yếu tố di truyền: Có người thân bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Một số bệnh lý khác: Viêm khớp, béo phì, loãng xương…

II. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:

  • Đau nhức vùng cổ, gáy, vai gáy.
  • Cứng cổ, hạn chế vận động cổ.
  • Mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt.
  • ù tai, nhức đầu.
  • Tê bì tay, ngón tay.

III. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ:

  • Tập thể dục thường xuyên, chú trọng các bài tập cho vùng cổ.
  • Giữ tư thế đúng khi ngồi, làm việc, sử dụng máy tính, điện thoại…
  • Tránh mang vác vật nặng.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

IV. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp, bấm huyệt:

Phương pháp tự xoa bóp đốt sống cổ

Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
Xát vùng giữa hai xương bả vai: Cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát trên xuống dưới lên 10-15 lần.
Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống 10-15 lần.
Véo gân dưới nách: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách bên đối diện và ngược lại sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay.

Phương pháp bấm huyệt

Phương huyệt được chọn gồm một số huyệt như: huyệt á thị, phong trì, kiên tỉnh, hậu khê.
Huyệt á thị: Theo y học cổ truyền, huyệt á thị còn được gọi là thiên ứng huyệt, có vị trí chính là điểm đau của bệnh. Nói như vậy là ở một người bệnh có thể tìm và xác định được vài huyệt á thị. Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Khi tìm huyệt cần dùng đầu ngón tay day hoặc bấm nhẹ nhàng để phát hiện điểm đau cho chính xác. Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1-2 phút.
Bấm huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1-2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.
Bấm huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1-2 phút (huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay).
Bấm huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 (phía sau) của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại).

Chú ý: Khi bấm huyệt cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt, cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh, đây chính là cung phản xạ cảm giác đau ở người bệnh mà khoa học đã chứng minh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN INOMAS

Facebook:Phòng khám y học cổ truyền Inomas 183 Hoàng Mai

Website: https://inomas.org.vn/category/phong-kham-inomas/

Số điện thoại: 0968.816.366

Phòng khám được thành lập với mục tiêu giúp bệnh nhân khám và điều trị các bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Tại đây, chúng tôi áp dụng các phương pháp như thảo dược, châm cứu, massage, điều trị bằng nhiệt, và các phương pháp tự nhiên khác để điều trị và duy trì sức khỏe. Phòng khám tự hào với đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền.