Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, giới tính và độ tuổi. Triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, nếu tình trạng viêm không được chẩn đoán, điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng Viện Khoa Học Ứng Dụng Y Dược Phương Đông – Inomas tìm hiểu ngay qua những nội dung sau đây:

1. Bệnh viêm dạ dày mãn tính là tình trạng gì?

Bệnh viêm dạ dày mãn tính là tình trạng khi các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu dài và có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh có triệu chứng rất giống với các rối loạn tiêu hóa thông thường nên người bệnh dễ chủ quan, không khám chữa sớm. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

2. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính, có thể kể đến như sau:

– Nguyên nhân vi khuẩn HP dương tính, nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra hàng loạt các bệnh lý về dạ dày trong đó có viêm dạ dày mãn tính.

– Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn làm lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, khiến acid dạ dày dễ dàng tấn công tạo ra các ổ viêm loét.

– Thức khuya, ăn uống không hợp lý, đối diện căng thẳng thần kinh và tâm lý trong thời gian dài.

– Nguyên nhân viêm dạ dày mãn tính do tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm mất lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dưới sự tác động của acid. Ngoài ra, còn làm cơ thể thiếu máu, khó tổng hợp vitamin…

– Do thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Thuốc tác động gây bào mòn và chảy máu lớp niêm mạc tế bào dạ dày.

3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính thường tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu bệnh thường không có dấu hiệu điển hình. Khi ở giai đoạn nặng, bệnh có những triệu chứng như:

Người bệnh đau bụng vùng thượng vị, thời gian đau kéo dài, cường độ đau dữ dội.

– Người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ăn nhanh no, ăn không thấy ngon miệng, sụt cân, da xanh xao, mệt mỏi, khó tập trung…

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường nên khiến nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan không đi khám sớm.

4. Bệnh viêm dạ dày mãn tính nguy hiểm như thế nào?

4.1. Bệnh viêm dạ dày mãn tính chuyển dị sản ruột
Các ổ viêm loét mãn tính làm cho hình thái và cấu trúc tế bào niêm mạc dạ dày chuyển sang hình thái và cấu trúc tương tự như tế bào niêm mạc ruột. Đây là tình trạng nguy hiểm, là dấu hiệu của tiền ung thư dạ dày.

4.2. Xuất huyết dạ dày – Tình trạng phổ biến của viêm dạ dày mãn tính
Là tình trạng niêm mạc dạ dày chịu tổn thương dẫn đến chảy máu. Người bệnh có thể chảy máu dạ dày với lượng ít biểu hiện bằng việc đi đại tiện phân đen, phân có lẫn máu hoặc chảy máu dạ dày ồ ạt với biểu hiện nôn ra máu.

4.3. Biến chứng thủng dạ dày do viêm mãn tính
Ổ viêm loét quá lâu ngày, tiến triển nghiêm trọng, phá hủy các lớp tế bào dạ dày gây ra vết thủng. Thủng dạ dày là một biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay lập tức.

4.4. Bệnh viêm dạ dày mãn tính dẫn đến ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày mạn tính. Người bệnh phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khi các triệu chứng bất thường đã quá rõ rệt. Thường xuyên thăm khám, nội soi định kỳ, phát hiện sớm viêm dạ dày mãn tính là cách hiệu quả để ngăn ngừa biến chứng ung thư.

Tóm lại, các biến chứng của viêm dạ dày mãn tính rất nguy hiểm. Nên khi kiểm tra, phát hiện viêm dạ dày ở mức độ vừa và nhẹ người bệnh tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua.

5. Có thể chữa khỏi bệnh viêm dạ dày mãn tính không?

Theo các bác sĩ bệnh viêm dạ dày mãn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn trong trường hợp:

– Bệnh gây ra do nhiễm vi khuẩn HP dương tính.

– Bệnh gây ra bởi tiêu thụ đồ uống có cồn quá mức, do thuốc, do stress… có thể khỏi khi loại bỏ triệt để các tác nhân gây ra bệnh.

Tuy nhiên có những trường hợp viêm dạ dày mãn tính quá lâu, những tổn thương lớp tế bào niêm mạc dạ dày có thể vĩnh viễn.
Viêm dạ dày cấp tính được chẩn đoán như thế nào?
Đối với tình trạng viêm dạ dày cấp, trước tiên, bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, mức độ cơn đau, tiền sử bệnh… để tìm hiểu chi tiết. Sau đó các phương pháp chẩn đoán sẽ được tiến hành thực hiện nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:

+ Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra sức khỏe tổng thể.
+ Xét nghiệm hơi thở, nước bọt: Mục đích để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori.
+ Xét nghiệm phân: Mục đích để kiểm tra máu trong phân.
+ Nội soi dạ dày thực quản: Mục đích để kiểm tra niêm mạc dạ dày.
+ Sinh thiết mô dạ dày: Một mẫu mô nhỏ của dạ dày được lấy ra để mang đi giải phẫu bệnh (kiểm tra dưới kính hiển vi).
+ Chụp X-quang: Phương pháp này có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề liên quan đến cấu trúc hệ tiêu hóa.

6. Biến chứng viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, bệnh còn làm tăng nguy cơ gây ung thư bao tử, đặc biệt là khi lớp niêm mạc bị mỏng.

7. Chế độ chăm sóc đúng cách cho người bị viêm dạ dày mãn tính

Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, có lợi cho dạ dày

– Có chế độ ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, ăn đúng giờ, không nên ăn khuya, không nên ăn quá no, không để bụng quá đói, nên ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa uống…

– Sau khi ăn không nên vận động mạnh hoặc hoạt động thể lực.

– Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, ăn thức ăn chế biến mềm để không gây áp lực cho dạ dày.

7.1. Nên ăn các thực phẩm có lợi cho dạ dày như:
+ Bổ sung nhiều hoa quả, rau củ tươi trừ loại có chứa nhiều vitamin C nên hạn chế.

+ Thường xuyên bổ sung các sản phẩm sữa chua.

+ Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

+ Những người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP nên bổ sung các gia vị như tỏi, gừng, nghệ với lượng hợp lý.

7.2. Hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho dạ dày như:
+ Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ động vật, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ hộp, đồ xông khói…

+ Đồ ăn chế biến thêm nhiều gia vị, nhiều muối,mặn..

+ Không tiêu thụ đồ uống có cồn: rượu, bia, kể cả rượu vang, nước hoa quả lên men…

+ Không nên ăn đồ ăn cứng như cơm cháy, sụn, hoa quả xanh…

+ Không nên ăn đồ ăn, gia vị chua, cay, nóng…

Ngoài ra không nên thức khuya, không nên tức giận, căng thẳng, tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống thuốc theo chỉ định để không bị kháng thuốc…

Bệnh viêm dạ dày mãn tính là bệnh lý nguy hiểm vì những biến chứng nặng nề có thể xảy ra. Thường xuyên khám định kỳ sức khỏe hoặc thăm khám ngay khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về tiêu hóa để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG Y DƯỢC PHƯƠNG ĐÔNG – VIỆN INOMAS

Website: https://inomas.org.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/VienInomas

Địa chỉ: 183 Hoàng mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà nội

Số điện thoại: 024.221.66668

Viện Khoa học ứng dụng Y dược Phương Đông tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp y học truyền thống và học thuật từ phương Đông, như dược liệu, câu kỷ thuật, thảo dược, và các phương pháp chữa bệnh truyền thống. Viện thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển mới trong lĩnh vực y dược, nhằm tối ưu hóa hiệu quả và an toàn của các phương pháp y học cha ông ta để lại.

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và thời gian nhanh nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá miễn phí. Chúng tôi rất mong được hợp tác với bạn.

Tags: ,